Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Thuong hieu, bai toan con bo ngo…

dien toan dam may | download yahoo 11 | proshow gold | google chrome 12 | google chrome 13 | google chrome 14 |

Theo đánh giá chung của nhiều chuyên gia kinh tế, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế như chè, cà phê, cá ba sa, giày da, may mặc… đều có chất lượng không thua kém gì các nước khác nhưng các doanh nghiệp Việt lại không có nhận thức về giá trị thương hiệu nên phải mượn tên của người khác làm thương hiệu. Điều đó vô tình làm giảm giá trị thực của hàng hóa. Bên cạnh đó, sản xuất của doanh nghiệp không ổn định phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài và đặc biệt quan trọng là doanh nghiệp không tự khẳng định được mình trên thị trường quốc tế.

Hàng Việt Nam khi xuất khẩu sang nước ngoài phải gắn mác ngoại là thực tế đáng báo động của nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh số ít thuận lợi mà việc mượn danh thương hiệu nước ngoài mang lại, thì doanh nghiệp xuất khẩu gặp phải không ít thua thiệt. Và người tiêu dùng nước ngoài chưa có mấy khái niệm về hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam trong khi họ đang sử dụng chính những sản phẩm made in Vietnam.

Thương hiệu mang lại nhiều ưu thế cho doanh nghiệp xuất khẩu

Hàng năm, công ty TNHH may Hải Bảo (Cổ Nhuế-Từ Liêm) đều ký những hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn sang các nước lớn ở châu Âu, châu Á nhưng điều đáng nói là toàn bộ số hàng này không mang thương hiệu của công ty mà dưới tên của một doanh nghiệp nước ngoài.

Theo bà Văn Thị Hải, giám đốc công ty chia sẻ nỗi trăn trở: "Công ty chúng tôi chủ yếu xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nga, Ba Lan, Đức… Nhưng thay vì xuất khẩu bằng thương hiệu của chính mình thì chúng tôi phải sử dụng thương hiệu của nước ngoài. Mặc dù sản phẩm đẹp, do mình thiết kế nhưng lại mang tên khác. Nguyên nhân trước hết bởi việc xuất khẩu luôn gặp rào cản về mặt luật pháp cũng như những chính sách từ phía bạn nên việc lấy thương hiệu nước ngoài giúp hàng hóa dễ tiêu thụ hơn. Thứ hai, chúng tôi vẫn chưa đủ tự tin để quảng bá thương hiệu của chính mình ra nước ngoài. Vì vậy lợi nhuận công ty có được nhờ tính công làm lãi".

Con số này không chỉ dừng lại ở 1 hay 2 doanh nghiệp, mà có nhiều doanh nghiệp dệt may lâu nay cũng chỉ dừng lại ở việc gia công cho công ty nước ngoài và xuất khẩu mượn thương hiệu. Đây là thực trạng đáng lo ngại đòi hỏi cấp thiết các doanh nghiệp Việt Nam cần sớm đề ra cho mình những chiến lược phát triển và khẳng định thương hiệu Việt trong xuất khẩu, nhất là các ngành giàu tiềm năng như: nông sản, thực phẩm chế biến, giày dép, quần áo, thủ công mỹ nghệ, thủy hải sản...

Tại các hội chợ triển lãm quốc tế, chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt rõ ràng giữa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia… Xét một cách tổng thế tình hình kinh tế của Việt Nam mặc dù đang theo đà tăng trưởng khá nhanh nhưng so với một số nước trên thế giới hay thậm chí một số nước trong khu vực thì Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém. Bên cạnh đó các hình thức tiếp thị quảng bá mở rộng thị trường vẫn còn nặng tính truyền thống, cho nên nhiều thương hiệu hàng hóa của Việt Nam chưa có chỗ đứng trên thị trường quốc tế là điều tất yếu. Vì vậy, nếu như không có chiến lược marketting rõ ràng thì cái rủi ro các doanh nghiệp gặp phải rất lớn.

Theo đánh giá của một chuyên gia kinh tế: "Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiềm lực tài chính còn hạn chế nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu lớn của nước ngoài khi xuất khẩu hàng hóa. Vì vậy nếu muốn đẩy mạnh xuất khẩu, ngoài việc mỗi doanh nghiệp cần phải tự hoàn thiện và cải tiến các tư liệu sản xuất, nâng cao chất lượng và mẫu mã hàng hóa, còn cần phải có sự liên doanh liên kết để tạo thành những thương hiệu lớn".

Thực tế tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam thì có đến 30% doanh nghiệp chưa có bộ phận chuyên trách về marketting xuất khẩu. Điều đó cho thấy chiến lược marketting của các doanh nghiệp xuất khẩu chưa khả thi và khả năng tiếp thị, xúc tiến thương mại hạn chế.

Để giải quyết bài toán thương hiệu một cách hiệu quả, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào công tác marketing quảng bá hình ảnh hay áp dụng các chiến lược về giá, mà điều cốt yếu chính là việc hình thành được giá trị cũng như chất lượng của sản phẩm. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược cụ thể theo mô hình riêng phù hợp với doanh nghiệp mình. Đồng thời mạnh dạn đầu tư đồng bộ từ cơ sở hạ tầng đến quy trình quản lý, công tác khai thác và phát triển thị trường để thương hiệu "Made in Vietnam" ngày càng hội nhập sâu vào sân chơi quốc tế.

Theo www.baomoi.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét